Thợ mộc và Lịch sử của Nghề Mộc

Thợ mộc và Lịch sử của Nghề Mộc
Ngày đăng: 19/12/2020 05:34 AM

    Từ xa xưa, giỗ tổ ngành Mộc là ngày lễ để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân – người đã khai sáng và truyền bá ngành Mộc, là dịp thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”của những người trong nghề.

    nghe-tho-moc

    Để hiểu hơn về ngày lễ ý nghĩa này, chúng tôi xin chia sẻ đến quý khách hàng một số truyền thuyết về lịch sử nghề Mộc dưới đây.

    Truyền thuyết về ông tổ sư nghề Mộc ở phía Bắc

    Vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm, những người làm nghề mộc đều dâng nén hương tưởng nhớ ông tổ của nghề là Nguyễn Công Nghệ. Vào thời chúa Trịnh, chàng trai trẻ 18 tuổi có tay nghề làm mộc nổi tiếng ở xứ bắc được mời vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm. Nhưng khi hoàn thành chàng trai đã bị giam vào ngục tối vì đã nằm vắt vẻo lên ngai ngủ một cách ngon lành.

    Sau này, mọi người cũng dần hiểu được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt vào bức tượng đó. Cũng từ đó mà cái tên Nguyễn Công Nghệ đã đi vào lịch sử của nghề mộc và ông cũng chính là ông tổ của nghề mà mọi người ai ai cũng kính trọng và luôn tưởng nhớ. Vì thế, tới vùng miền nào ta cũng bắt gặp các làng nghề mộc quanh năm rộn ràng tiếng cưa đục. Các nghệ nhân dân gian đã đem những tinh hoa dân tộc hoà cùng ý tưởng dân dã vào từng thớ gỗ tạo nên những sản phẩm có giá trị, không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm từ gỗ quý, bền đẹp, có độ tuổi hàng trăm năm.

    Truyền thuyết về Bà tổ sư nghề Mộc( Phía Nam)

    Nghề mộc ở Tây Ninh đã có lâu đời, bởi nơi đây là vùng rừng và cao, nhiều gỗ quý nên thu hút nhiều nghệ nhân khắp vùng miền trong nước về đây lập nghiệp.

    Lễ giỗ tổ nghề mộc được tổ chức tại nhà người thợ, hoặc tại cơ sở sản xuất nghề mộc. Bàn hương án tổ sư là một chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn đỏ đề chữ “Tiên sư", một bát hương, lọ bông và mâm cổ cúng. Thợ cả, thợ bạn, học nghề tụ quanh hương án, người thợ cả, hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương khấn vái cầu xin tổ sư giúp đỡ những người làm nghề thợ mộc được sức khỏe, làm ăn khá giả. Sau đó lần lượt những người có mặt trong buổi lễ đến thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ sư.

    Ông tổ Nghề Mộc trên thế giới

    Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng.

    Lỗ Ban sinh vào buổi chiều ngày 7 tháng 5 năm 507 trước Công nguyên. Lúc ông được sinh ra, những con sếu tụ tập lại và một mùi thơm kỳ lạ lan tỏa khắp ngôi nhà. Tất cả những người dân đều ngạc nhiên bởi điều đó. Đó là điềm lành chứng tỏ một vị Thần sắp chuyển sinh vào thân người. Khi ông còn trẻ, ông không thích đọc và viết. Thay vào đó, ông rất quan tâm đến những nghề thủ công mỹ nghệ như là điêu khắc. Khoảng 15 tuổi, ông đột nhiên nhận ra mục đích trong cuộc sống của mình và đi học với thầy Đoan Mộc. Sau nhiều tháng học hỏi cho thấu đáo, ông đã tinh thông nghề này. Lỗ Ban lui tới nhiều nước khác nhau, đề xuất với họ cần phải tôn trọng nước Chu (một nước thời bấy giờ), nhưng những nước này không nghe theo ông. Vì thế ông rút lui khỏi xã hội người thường và sống ẩn dật ở phía nam núi Đái Sơn, cũng được biết với cái tên “Tiểu Dương Sơn”. Mười ba năm trôi qua, một ngày nọ, ông ra ngoài và tình cờ gặp Cựu Bao. Họ hàn huyên với nhau khá lâu. Cuối cùng, Lỗ Ban nhận Cựu Bao làm thầy và học điêu khắc và học vẽ. Lỗ Ban muốn mang đến một cách nhìn hoàn toàn mới cho văn hóa Trung Quốc. Lỗ Ban học tập với sự tập trung mạnh mẽ, học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông đã sáng tạo ra nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò.

    Lỗ Ban cũng làm ra ngựa gỗ mà có thể tự đi bộ trên đất. Đây là một dạng thức sớm nhất của “xe máy” được ghi chép lại. Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã sử dụng những con ngựa của Lỗ Ban để vận chuyển lương thực. Tuy nhiên, kỹ thuật này sau đó đã mất.

    Lỗ Ban cũng làm ra nhiều công cụ mộc khác cho người Trung Quốc, ví dụ như móc khoan, máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, mudou và thước đo. Người ta nói rằng Lỗ Ban đã phát minh ra cái cưa sau khi tay của ông bị cắt bởi lá cỏ. Lỗ Ban cũng tạo ra thang phá thành trong chiến tranh và chín dụng cụ sử dụng trong chiến tranh. Ông cũng làm ra bản đồ đo vẽ địa hình 3 chiều từ sớm - Cửu Châu Đồ - được các hoàng đế Trung Quốc đáng giá cao trong lịch sử. Thông qua những phát minh của mình, Lỗ Ban đã mang lại những lợi ích to lớn cho người dân.

    Zalo
    favebook