Phân loại chi tiết về các loại gỗ trong xưởng mộc

Phân loại chi tiết về các loại gỗ trong xưởng mộc
Ngày đăng: 19/12/2020 05:33 AM

    Phân loại về gỗ sớm và gỗ muộn

    Gỗ sớm hay gỗ xuân là phần gỗ sinh ra trong 1 chu kì sinh trưởng ở điều kiện sinh trưởng thuận lợi, cụ thể là nhiều mưa và nguồn nước dồi dào (ở Việt Nam thường là mùa xuân hạ, ở các nước ôn đới thường là mùa xuân). Gỗ sớm thường có màu sáng hơn. Các tế bào gỗ sớm thường có vách mỏng, ruột lớn để có thể tích chứa và dẫn nhiều nước. Khả năng chịu các lực cơ học là thấp hơn.

    Gỗ muộn hay gỗ hạ là phần gỗ sinh ra trong một chu kì sinh trưởng của cây gỗ ở điều kiện sinh trưởng không thuận lợi (ở Việt Nam thường là mùa thu đông, ở các nước ôn đới thường là mùa hạ). Gỗ muộn thường có màu thẫm. Tế bào gỗ muộn vách dày, ruột nhỏ, khả năng chịu tác động cơ học tốt.

    Phân biệt giữa gỗ dác và gỗ lõi

    Gỗ lõi hay heartwood là do gỗ dác hình thành nên theo thời gian sinh trưởng của cây. Đây là một quá trình biến đổi về mặt sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp. Trước hết khi tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ bắt đầu xuất hiện như: nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu,…

    Nhìn chung, bởi vì thành phần các hợp chất hữu cơ nói trên được tích tụ khá nhiều trong gỗ lõi, nên các tế bào ở đây bây giờ đã không còn đảm nhận chức năng dẫn nước và các khoáng chất nữa mà dần trở thành “nơi tập trung rác” chứa các chất thải, chất cặn bã từ các quá trình sinh lý của cây. Ở bên trong ruột tế bào thấm dần lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm đặc trưng, khá nặng, cứng chắc, khó bị thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu đục, nấm mốc, mối mọt hơn gỗ dác. Vì vậy trong sản xuất đồ nội thất gỗ nói chung và các sản phẩm gỗ cao cấp nói riêng thường tiếp xúc với phần đất thịt hay sử dụng ngoài trời, gỗ dác trở thành điều cấm kị trong chọn gỗ.

    Do gỗ lõi chắc và kết cấu đặc hơn gỗ dác, độ bền vật lý của gỗ lõi tốt hơn gỗ dác rất nhiều và nó đảm nhận trọng trách chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của cây.

    Trên mặt cắt ngang của 1 log, gỗ lõi có màu sẫm hơn rất dệ nhận biết so với gỗ dác. Ở một số loài cây, cũng hay xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng một phần hay toàn bộ. Nói chung không có một mối quan hệ nào giữa việc tăng trường đường kính của thân cây và thể tích gỗ dác hay gỗ lõi. Có một số loài cây không hình thành gỗ lõi, có một số loài lại có gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến độ dày của gỗ dác rất mỏng (ví dụ như gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm).

    Vòng năm

    Là vòng gỗ do tầng phát sinh phân sinh ra thường là 1 năm (tuỳ theo vị trí địa lý, ví dụ ở Việt Nam thì vòng tăng trưởng trùng với một năm). Độ rộng của vòng năm phản ảnh tốc độ sinh trưởng của một cây. Số lượng vòng năm cho ta biết tuổi cây. Trên mặt cắt ngang, vòng năm là những đường tròn đồng tâm, trên mặt cắt xuyên tâm chúng là những đường thẳng song song với nhau và có thể song song với trục dọc thân cây. Tùy từng đặc điểm sinh học của loài, đặc điểm thời tiết, điều kiện dinh dưỡng mà vòng năm có thể là dễ nhận biết hoặc khó nhận biết.

    Về Gỗ lá kim và gỗ lá rộng

    Gỗ lá kim

    Gỗ lá kim hay gỗ mềm là sản phẩm gỗ tự nhiên khai thác từ các loài cây lá kim. Cấu tạo gỗ lá kim rất đơn giản, thành phần cấu tạo chủ yếu gồm có quản bào vòng, quản bào dọc, tia gỗ, tế bào mô mềm xếp dọc thân cây, ống dẫn nhựa.

    Thành phần hóa học của gỗ lá kim chủ yếu gồm: xenlulo chiếm 43-52%, hemixellulo chiếm 15-20%, lignhin chiếm 23-34%, ngoài ra còn một số chất phụ khác như chất màu, tinh dầu,...chiếm tỉ lệ rất ít.

    Đặc điểm chung của gỗ lá kim là vòng năm rõ, gỗ sớm gỗ muộn phân biệt rõ. Tia gỗ nhỏ và ít. Thớ gỗ thẳng, ít khi nghiêng thớ. Gỗ lá kim thông thường là mềm hơn, dễ tạo tác hơn và độ bền cơ học thấp hơn các gỗ lá rộng, tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ.

    80% số gỗ xẻ trên thế giới là các gỗ lá kim. Các ưu điểm như thớ gỗ rất dài và thẳng, cây mau lớn, dễ tạo tác đã khiến gỗ lá kim chiếm tỉ lệ lớn trong số lượng gỗ tiêu thụ trên thế giới.

    Gỗ lá rộng

    Gỗ lá rộng là các sản phẩm gỗ tự nhiên khai thác từ thực vật lá rộng. Gỗ lá rộng có cấu tạo phức tạp hơn gỗ lá kim, các thành phần cấu tạo chủ yếu: mạch gỗ, tế bào mô mềm xếp dọc thân cây, tia gỗ, sợi gỗ, quản bào dọc, ống dẫn nhựa, cấu tạo lớp.

    Thành phần hóa học của gỗ lá rộng gồm: xenlulo chiếm 41-49%, hemixellulo chiếm 20-30%, lignhin chiếm 16-25%, ngoài ra còn có mặt của một số chất chiết xuất. Thành phần các nguyên tố là sắp xỉ nhau, tương tự gỗ lá kim không phụ thuộc vào loài cây: C 49-50%; O 43-44%; H ≈ 6%; N ≈1%.

    Mọi chi tiết rõ hơn về các loại gỗ, liên hệ ngay với chúng tôi

    Zalo
    favebook